Trong quá trình mang thai, vấn đề khám thai là việc vô cùng quan trọng mà những ông bố bà mẹ cần phải quan tâm và ghi nhớ. Bởi vì việc này có thể theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi, và phòng ngừa kịp thời những biến chứng nguy hiểm, giúp theo dõi đảm bảo được an toàn sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu trong cuộc vượt cạn. Để quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu cần ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng mà Yến sào Anna đưa ra dưới đây nhé!
Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần phải ghi nhớ
Mỗi giai đoạn khám thai đều quan trọng như nhau cho nên mẹ bầu cần phải lưu ý, ghi nhớ thật kỹ để không lỡ các mốc khám thai quan trọng dưới đây:
- Giai đoạn 11 – 13 tuần 6 ngày của thai kỳ: Đây là giai đoạn được gọi là “thời gian vàng”, bởi vì giai đoạn này mẹ bầu phải đi xét nghiệm dị tật thai nhi vô cùng quan trọng. Là giai đoạn duy nhất có thể đo độ mờ da gáy, dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể.
- Giai đoạn 14 – 19 tuần của thai kỳ: Là giai đoạn cũng cần thiết đối với những mẹ bầu không đi khám ở giai đoạn 11 – 13 tuần 6 ngày. Giai đoạn này mẹ bầu sẽ được siêu âm, đo chiều dài kênh của cổ tử cung để dự phòng gây ra sẩy thai, siêu âm hình thái học của thai nhi trong 16 -18 tuần và cũng có thể xét nghiệm máu của thai kỳ nếu cần.
- Giai đoạn 20 – 24 tuần của thai kỳ: Ở giai đoạn này, siêu âm hình thái của thai nhi là tốt nhất và cũng là giai đoạn mà thai nhi phát triển đầy đủ nên là rất dễ xem được toàn bộ hình thái của thái của thai nhi, xem có điều gì bất thường xuất hiện ở con không. Khuyên mẹ bầu nên đi khám ở giai đoạn này bởi vì nó rất quan trọng.
- Giai đoạn 24 – 28 tuần của thai kỳ: Giai đoạn này là giai đoạn dành cho các mẹ bầu không đi được ở giai đoạn 20 – 24 tuần, đó là xét nghiệm hình thái của thai nhi và xét nghiệm test dung nạp đường (Không uống nước ngoài nước lọc từ 22 giờ trước hôm làm xét nghiệm), tiêm ngừa uốn ván nếu mẹ bầu chưa tiêm.
- Giai đoạn 28 – 32 tuần của thai kỳ: Mẹ bầu nên đi siêu âm doppler thai, để xem thai nhi có bị chậm tăng trưởng hay không.
- Từ giai đoạn 36 tuần của thai kỳ trở đi: Mẹ bầu phải đi khám mỗi tuần 1 lần, nhưng hiện nay dịch đang căng thẳng, mẹ bầu có thể xem lại kết quả khám của các tuần trước nếu như không có ảnh hưởng gì, mẹ bầu có thể tự theo dõi cử động của thai nhi tại nhà, và hẹn lịch tái khám với bác sĩ.
Xem thêm: Ăn yến lúc nào tốt nhất? – Yến Sào Anna
Có các triệu chứng dưới đây nên đưa mẹ bầu nhập viện ngay
Sau khi tìm hiểu về các mốc khám thai quan trọng, tiếp theo sẽ đến các triệu chứng gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu:
- Xuất huyết âm đạo bất kể là thai bao nhiêu tuần tuổi.
- Đau bụng ở giai đoạn thai đã lớn, đó có thể là tình trạng dọa sinh non. Nếu 2 -3 cơn 1 tiếng và đau không ngừng, đây có thể là dấu hiệu sinh cần nhập viện ngay.
- Ra nước ở âm đạo.
- Đến ngày dự sinh
Những biện pháp xét nghiệm mà mẹ bầu phải làm trong giai đoạn mang thai
Khi đi các mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu sẽ phải làm những biện pháp để theo dõi thai như sau:
- Siêu âm đo độ mờ gáy: Siêu âm này sẽ làm từ 11 – 13 tuần 6 ngày, đây là giai đoạn chính xác. Nếu sau 14 tuần sẽ không còn được chính xác nữa. Chuẩn đoán sự biến nhiễm sắc thể, dị tật ở thai nhi.
- Xét nghiệm sàng lọc Triple test: Là xét nghiệm dự đoán được nguy cơ bệnh Down và biến dị nhiễm sắc thể của thai nhi. Và được thực hiện trong giai đoạn 14 -17 tuần của thai.
- Siêu âm 4D: Siêu âm này sẽ làm từ 21 – 24 tuần của thai kỳ, giúp phát hiện hầu hết được những bất thường của thai kỳ, lần siêu âm này vô cùng quan trọng vì nếu mẹ bầu muốn đình chỉ thai nghén và bắt buộc phải đình chỉ trước tuần 28.
- Tiêm phòng uốn ván: Sẽ tiêm trong giai đoạn 30 – 32 tuần của thai kỳ, giúp phát hiện ra những hình thái xảy ra chậm như tim, não, động mạch bị ảnh hưởng.
- Non – stress test: Trong giai đoạn 35 – 36 tuần bạn sẽ được theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, kiểm tra nước ối,…và bác sĩ báo cân nặng của thai nhi. Non – stress test còn kiểm tra xem thai nhi có nhận được đủ oxy không và chuyển động của thai nhi trong vòng 30 phút.
Xem thêm: Cách chưng yến cho bà bầu hiệu quả, đúng cách, nhiều dưỡng chất nhất
Những lưu ý khi đi khám thai của mẹ bầu
Để buổi khám thai diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu cần phải ghi nhớ những điều sau:
- Kiểm tra lịch khám với bác sĩ trước ngày hẹn để đảm bảo gặp đúng bác sĩ.
- Sử dụng các trang phục thoải mái, nên chọn những loại váy co dãn nếu mẹ siêu âm đầu do, mặc quần rộng rãi nếu mẹ siêu âm bụng.
- Đối với tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ nên uống nước thật nhiều trước khi siêu âm để làm đầy bàng quan giúp đẩy tử cung lên giúp cho bác sĩ dễ dàng thấy được thai nhi. Và trong hai tam cá nguyệt tiếp theo, mẹ phải đi tiểu trước khi siêu âm, bởi vì giai đoạn này thai nhi đã lớn nên phải để trống bàng quang.
- Ăn uống: Không sử dụng các chất kích thích khi đi khám thai, mẹ phải nhịn đói nếu có lịch kiểm tra đường huyết.
- Mẹ bầu nên hạn chế việc đeo trang sức, để tránh được tình trạng trộm cắp.
- Mang đầy đủ hồ sơ khám thai và kết quả xét nghiệm từ những lần trước.
- Nên mang giày bệt cho thoải mái, giúp cho mẹ dễ dàng trong việc đi đứng.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể đặc biệt là vùng kín và hạn chế sử dụng nước hoa quá nồng.
- Lên lịch hẹn phù hợp, nên chọn những khoảng thời gian trống nhiều và phải đến đúng giờ khám.
- Khi khám xong nên xin giấy xác nhận khám thai để được tính lương nghỉ phép tại công ty.
Với những thông tin chúng tôi đã cung cấp cho bạn bên trên về các mốc khám thai quan trọng dành cho mẹ bầu, hãy ghi nhớ các mốc trên để đảm bảo việc thăm khám thai đúng định kỳ và theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách tốt nhất nhé mẹ!
Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, chúc các mẹ vượt cạn thành công nhé! Hãy theo dõi Yến sào Anna để biết nhiều thông tin bổ ích hơn nữa !
Thông tin liên hệ – Yến Sào Anna
- Hotline: 0962 809 989
- Địa chỉ:7/66 Hải Triều – TP. Huế
- Facebook: Yến Sào Anna
- Website: anna.net.vn