Yến sào là thức ăn đã quen thuộc với nhiều người hiện nay. Nhiều người thường xuyên sử dụng tổ yến và thấy nhiều người nuôi yến nhưng không hề biết nó có nguồn gốc từ đâu, chim yến ăn thức ăn gì.
Bài viết dưới đây, Yến Sào Anna sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề thức ăn của chim yến cũng như cách nuôi và tạo thức ăn cho chim yến đúng cách. Cùng theo dõi nhé!
Cách chim yến bắt mồi
Chim yến ăn thức ăn gì? Để biết được điều đó thì bạn xem qua cách chim yến bắt mồi như thế nào đã nhé! Loài chim yến thường kiếm ăn chủ yếu độ cao từ 5 – 50m và thường ở 30 – 50m. Giờ chim yến đi kiếm thức ăn là khoảng 5h sáng, có thể đến 20h tối mới về tổ, điều này còn tuỳ thuộc vào từng vùng nuôi yến.
Chim yến kiếm ăn khoảng 15 giờ mỗi ngày, có thể bay xa tới 300km để kiếm mồi, chúng có khả năng đớp mồi trên không trung, thức ăn của chúng là các loài côn trùng nhỏ bay lên hay bị gió cuốn lên từ ao hồ, đầm lầy, sông suối…hay từ một số cánh đồng, ruộng vườn, rừng ngập mặn, chợ búa, trại chăn nuôi…Thông thường, một số côn trùng chân khớp thường xuyên bay nhảy, bị cuốn theo gió, chim yến lợi dụng việc này để kiếm ăn.
Thức ăn của chim yến trưởng thành
Chim yến ăn thức ăn gì? Đối với loại chim yến trưởng thành, chúng thường ăn các loại côn trùng kích thước nhỏ bay trong không khí, như kiến cánh, ong bắp cày, ong nhỏ, ruồi muỗi, nhện…
Tỷ lệ một số mẫu côn trùng có trong thức ăn chim yến trưởng thành:
- Bộ cánh màng như kiến chiếm 61,1%, bộ cánh đều của mối 14,7%.
- Bộ 2 cánh như ruồi 7,8%, các loại khác còn lại tỷ lệ rất thấp.
Trong những loại thức ăn có bộ cánh giống gặp rầy xanh, thức ăn yêu thích của chim yến là ong kiến ( 50-70% ), sau đó đến mối, ruồi muỗi, bọ rùa, bọ rầy, chuồn chuồn kim, cánh tơ, bướm đêm, cào cào…
Hằng ngày, chim yến thức dậy vào lúc sáng sớm và đi bắt côn trùng, thành phần thức ăn của chim yến thay đổi theo từng tháng, từng năm và thay đổi theo tỷ lệ các nhóm côn trùng trong không khí.
Thức ăn của chim yến con
Chim yến ăn thức ăn gì? Thức ăn của chim yến con là gì?
- Thức ăn của chim yến con do bố mẹ bắt về và mớm cho con, chim yến bố và chim yến mẹ có trộn thêm enzim và một số kháng thể trong nước bọt, thành phần thức ăn đa dạng.
- Chim yến con trong môi trường nhân tạo thường được ăn trứng, ấu trùng ong kiến. Thời gian đầu chim yến bố mẹ mớm mồi cho con trong khoảng 5 đến 6 tuần. Mồi mớm cho con khoảng 0,6 -1g, sau dần cụ mồi tăng lên 1,5-1,7g.
- Thời gian mớm mồi cho chim yến con gần nhất khoảng 30 phút, mỗi ngày chim yến con ăn từ 3 đến 4 lần.
Chim yến sợ điều gì nhất?
Trên đó là những thông tin về thắc mắc chim yến ăn thức ăn gì, vậy chim yến sợ nhất điều gì? Loài chim yến nhỏ bé chức năng tự vệ kém, do đó chim yến thường có nhiều kẻ thù khiến chúng sợ hãi.
Kẻ thù mà chim yến sợ nhất là tắc kè, rắn, những loài chim lớn như diều hâu, đại bàng…Những loại này thường xâm nhập và tấn công những loài chim yến. Chim yến rất sợ các loại côn trùng như gián, mối, mọt, kiến…Tuy không làm hại tới chim trưởng thành nhưng chúng có thể phá tổ và ăn trứng chim.
Cách nuôi và tạo thức ăn cho chim yến đúng cách
Sau khi đã biết chim yến ăn thức ăn gì, dưới đây Anna hướng dẫn bạn cách nuôi và tạo thức ăn cho chim yến đúng cách bằng cách nuôi yến gây ra ruồi giấm.
Bước 1: Bạn dùng 2kg bột MIXCO-2 trộn đều với 2kg bột gạo hoặc bột mì, hoặc bột làm bánh. 5 lít nước vào xoong chảo sau đó quậy tan. Tiếp theo, bạn đặt lên bếp cho sôi rồi giảm lửa, khuấy đều thành hồ loãng và không để đặc cứng. Sau khi tắt bếp, bạn cho thêm bột trắng NP pha nước và quậy tan hết để nguội. Làm nhiều lần sau đó phân ra nhiều mâm.
Bước 2: Tiếp theo, bạn cho một ít vỏ cam vắt hoặc sơ mít, vỏ thơm, cùi bắp luộc,,,lên bề mặt hỗn hợp đó, để các mâm nhựa trong chổ mát có thể đặt gần nhà bếp, hay nơi có nhiều ruồi giấm đang bu đậu. Ruồi giấm bay đến và đẻ trứng trên bề mặt, sau đó trứng nở thành dòi, sau đó dòi biến thành nhộng. Sau khi dòi ruồi giấm xuất hiện, bạn đưa mâm đó vào chuồng cu ở nhiệt độ trên 22 độ C. Ruồi giấm sẽ sinh sản liên tục, cho đến lúc ấu trùng ruồi giấm ăn hết hỗ hợp dinh dưỡng này tầm 50 đến 60 ngày. Nhộng hoá thành ruồi bay lên làm mồi cho chim yến.
Xem thêm: Chim én và chim yến khác nhau ở chổ nào?
Lưu ý :
- Việc áp dụng cách này có thể khiến hỗ hợp dinh dưỡng này bị cứng hoá sau mỗi 10 đến 15 ngày, cho vào hỗn hợp khoảng 1 đến 2 muỗng canh con mẻ để con mẻ làm mềm hỗn hợp, khi đó ấu trùng ruồi mới sống được. Con mẻ bạn có thể mua ở chợ, nếu không có bạn có thể thay bằng 1-2 trái chuối chín.
- Dòi ruồi dấm thường sống tốt trong hỗ hợp không bị sủng ướt và không khá khô. Nó chỉ sống tốt ở hỗ hợp mềm ráo nước. Khoảng 10 đến 15 ngày dẫn hỗn hợp ra gần nơi có ruồi dấm sinh sống, cho con mẻ vào gây nuôi 5-7 ngày sau đó dẫn lại vào chuồng cu.
Trên đó là những thông tin về chim yến ăn thức ăn gì và những thông tin liên quan đến thức ăn chim yến trưởng thành, thức ăn chim yến con và chim yến nhân tạo. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn về loài chim yến này.
Đừng quên theo dõi Yến Sào Anna để cập nhật thêm nhiều thông tin thật hay và hữu ích nữa nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Có thể bạn quan tâm: Mua chân yến thô ở đâu uy tín tại Huế? Yến sào Anna
Thông tin liên hệ – Yến Sào Anna
- Hotline: 0962 809 989
- Địa chỉ:7/66 Hải Triều – TP. Huế
- Facebook: Yến Sào Anna
- Website: anna.net.vn